Kiến trúc xanh – xu hướng kiến trúc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đang ngày càng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở. Kiến trúc xanh là kiến trúc đảm bảo điều kiện tiện nghi đầy đủ nhất cho con người sống, sinh hoạt và làm việc trong đó. Nhưng lại ít tiêu phí năng lượng và tài nguyên, thải ra ít chất thải nhất, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và đảm bảo được môi quan hệ hài hoà giữa con người và thiên nhiên…Tại Hải Dương, Kiến trúc IDay là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này.
Có thể tham khảo thêm về khái niệm Kiến trúc xanh tại: Khái niệm kiến trúc xanh – Kiến trúc Nội thất i.Day
Kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể xem như là một hình mẫu của kiến trúc xanh. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, mùa hè nóng ẩm, từ xa xưa ông cha ta đã có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế ngôi nhà truyền thống, từ chọn hướng nhà, bố cục và tổ chức không gian khuôn viên đến lựa chọn vật liệu xây dựng, bố trí ao hồ, cây xanh… để ngôi nhà của mình phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tạo một cuộc sống thích nghi nhất phù hợp với tâm sinh lý của người Việt trong điều kiện kinh tế cho phép.
Bố cục khuôn viên ngôi nhà truyền thống là một quần thể bao gồm những ngôi nhà nhỏ với không gian đệm là cái sân rộng gắn liền trước ngôi nhà chính. Cách sắp xếp nhà ở, tổ chức sân vườn, ao cá, công trình sản xuất phụ… trong ngôi nhà truyền thống đều hài hoà với cảnh quan thiên nhiên đã tạo nên được một bố cục tương đối hoàn chỉnh, cần bằng và ổn định.
Chọn hướng xây dựng ngôi nhà là một việc làm quan trọng. Đây là việc làm không thể bỏ qua khi xây nhà. Khí hậu Việt Nam mùa hè ẩm ướt có gió mát thổi từ biển vào (gió nam, đông nam), mùa đông khô có gió lạnh từ lục địa (gió bắc, đông bắc). Để đón được gió mát của mùa hè và tránh được gió rét của mùa đông, nhà ở nhân dân ta thường chọn quay về hướng Nam hay Đông Nam. Mặt khác nhà quay về hướng này sẽ tránh được cái nắng tây bất lợi và chịu được gió bão lớn. Các công trình phụ hầu như được ẩn mình trong các vòm cây xanh của khu vườn, như cố tình nhờ sự che chở, đùm bọc của cây lá để chống chọi với gió bão, đồng thời tranh thủ tận hưởng luồng gió mát và bầu không khí trong lành. Chọn hướng nhà tốt không những thể hiện sự tính khoa học trong kinh nghiệm chống nóng bức, làm mát ngôi nhà, tạo được mô i trường cư trú thích nghi, góp phần tiết kiệm sử dụng năng lượng mà còn mang ý nghĩa tâm linh.
Trong kiến trúc truyền thống, cây xanh và nước không thể thiểutong khuôn viên ngôi nhà. Ao, giếng nước là mô hình đặc trưng cho hình thức nhà ở xưa, là hệ sinh thái không thể thiếu.
Do đặc thù địa lý, mỗi vùng khác nhau của đất nước lại có những kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng vật liệu, cấu trúc tường, mái chắn mưa nắng…
-Vùng đông bắc, mùa đông lạnh có tuyết rơi, có sương muối vì vậy ngôi nhà cổ truyền thống ở đây là nhà trình tường đất dày 40cm, nhà mở ít cửa và cửa sổ thường có kích thước nhỏ. Ngôi nhà này rất đặc trưng, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp. Ngoài ra người dân nơi đây còn sử dụng loại nhà sàn để tránh ẩm mốc, tránh lũ lụt, thú dữ.
-Nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngoài việc lựa chọn hướng nhà, ông cha ta còn chú ý kết hợp với các loại hình thức che chắn khác như trồng cây, treo mành che, dựng các tấm phên dại.. để ngăn chặn bức xạ mặt trời mùa hè, che chắn gió mùa đông. Ngôi nhà luôn được thoáng đãng, chống được ẩm mốc.
-Nhà ở dân gian miền Trung hay ở đồng bằng sông Cửu Long thường có loại tường mỏng, vách đan bằng tre, nứa, gỗ hay bằng đất trộn rơm trát lên khung tre. Với loại cấu tạo tường này thì vào buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập dễ dàng nhưng lúc xế chiều nó lại tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra khỏi nhà một cách nhanh chóng, làm cho ngôi nhà chóng mát hơn.
Qua những kinh nghiệm truyền thống, cần có quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng, chọn hướng công trình hợp lý. Bảo vệ hệ thống sinh thái, giảm bớt tác hại đến môi trường, đáp ứng yêu cầu tối đa chiếu sáng và thông gió tự nhiên.
-Sử dụng vật liệu tự nhiên cho xây dựng, đặc biệt là các vật liệu xây dựng địa phương truyền thống. Tái sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng tối đa. Hạn chế việc sử dụng các phương tiện, kỹ thuật tiêu tốn năng lượng.
-Ưu tiên tối đa cho việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng tự nhiên, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt.
-Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
-Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
-Sử dụng cây xanh mặt nước như là một số nhân tố tạo cảnh quan môi trường, làm sạch không khí. Bố trí cây xanh ở những nơi có thể, biến vỏ bao che (tường mái nhà) thành không gian xanh. Mở rộng diện tích mặt nước.
-Phát huy các giá trị văn hoá kiến trúc truyền thống và đương đại.
-Trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, chọn hướng công trình theo hướng Nam-Bắc là hướng có lợi nhất về bức xạ mặt trời, cho phép giảm bớt chi phí che nắng, thông gió có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu chiếu sáng tự nhiên cần thiết.
Hướng công trình còn được xác định theo hướng gió chủ đạo của địa điểm xây dựng để đảm bảo thông gió tốt về mùa hè và hạn chế gió lạnh về mùa đông.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, bức xạ mặt trời thường có cường độ lớn, độ cao mặt trời trong năm thường cao nên vấn đề chiếu sáng tự nhiên cho công trình xây dựng thường được thoả mãn. Do đó khoảng cách giữa các công trình cần đảm bảo điều kiện thông gió, chiếu sáng tự nhiên, an toàn khi có hoả hoạn…
Kiến trúc xanh không những mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức khoẻ cho người dân mà cũng đóng góp tích cực làm giảm sự biến đổi khí hậu. Có thể thấy rằng kiến trúc xanh là một hướng đi đúng đắn và rất phù hợp với các nước thuộc khu vực nhiệt đới với nền kinh tế đang phát triển như nước ta. Đến với kiến trúc Iday, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn 1 không gian xanh, trong lành với những bản thiết kế xanh ấn tượng nhất.