Bếp trong quan niệm văn hoá Việt Nam được xem như là trái tim nuôi dưỡng và là nơi giữ lửa cho tổ ấm gia đình. Thiết kế nội thất bếp sử dụng chất liệu gỗ không chỉ mang đến vẻ đẹp, tính thẩm mỹ mà còn đáp ứng hiệu quả công năng sử dụng của gia chủ.
Với ưu điểm cách nhiệt, cách điện và hấp thụ âm thanh, chất liệu gỗ là lựa chọn lý tưởng cho nội thất bếp. Về mặt thẩm mỹ, màu sắc chung của gỗ mang tính ấm nóng, dễ gia công và thiết kế, đồng thời cũng thuận tiện trong việc xử lý vệ sinh cho không gian bếp. Chất liệu gỗ còn kết hợp khá ăn ý với các phong cách thiết kế nội thất nhà ở nói chung và nội thất bếp nói riêng.
Chất liệu gỗ màu vàng ấm áp kết hợp đèn chiếu sáng sẽ góp phần làm nội thất bếp thêm ấm áp và thông thoáng. Thay cho cấu trúc bếp hình chữ L áp tường thông thường, thiết kế thêm quầy bar vừa tạo thêm không gian tiện ích tăng sự hiện đại và lịch lãm cho mẫu nội thất, đồng thời còn là vách ngăn đảm bảo kín đáo cho không gian bếp phía sau.
Chất liệu gỗ màu vàng ấm áp kết hợp đèn chiếu sáng sẽ góp phần làm nội thất bếp thêm ấm áp và thông thoáng. Bên cạnh cấu trúc bếp hình chữ L áp tường thông thường, thiết kế thêm đảo bếp vừa tạo thêm không gian tiện ích tăng sự hiện đại và lịch lãm cho mẫu nội thất, đồng thời còn là vách ngăn đảm bảo kín đáo cho không gian bếp phía sau.
Đối với phòng bếp không có không gian đón ánh sáng tự nhiên, chất liệu gỗ góp phần làm nổi bật sự ấm cúng và màu sắc hài hòa cho không gian bếp. Bố cục bếp nối liền với phòng ăn gọn gàng, tạo hành lang di chuyển thông thoáng ở giữa hướng ra khung cửa kính đón sáng.
Công nghệ hiện đại kết hợp với chất liệu đồ gỗ giá rẻ mộc mạc, giản dị, gần gũi với thiên nhiên nhưng không kém phần tiện nghi, sang trọng. Phong cách tân cổ điển tạo điểm nhấn với chất liệu gỗ tạo mảng khổi cho các khu vực tủ bếp, tủ lạnh, lò vi sóng…Thiết kế chặt chẽ về bố cục, hài hòa về màu sắc mang lại tiện nghi và tạo cảm hứng giúp người nội trợ trổ tài những món ăn ngon cho các thành viên trong gia đình.